Laptop cũ là gì?
Laptop cũ là những chiếc laptop đã qua sử dụng nhưng vẫn còn hoạt động tốt được rao bán lại cho người khác dùng. Laptop cu gia re là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn có hầu bao không rủng rỉnh, mà vẫn mua laptop cũ ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Việc để chọn được chiếc laptop cũ nào tốt không phải là việc dễ dàng với nhiều bạn không chuyên về máy tính. Để giúp bạn có được những lựu chọn tốt nhất ra quyết định mua 1 chiếc laptop cu thì bài viết này sẽ đưa ra các tiêu trí giúp bạn có thể lựa chọn dễ dàng.
1. Tổng thể bên ngoài
Đầu tiên, bạn nên kiểm tra xem thân của máy có bị trầy xước và rạn nứt hay không. Tiếp theo, bạn nên kiểm tra các khớp nối và bản lề, đảm bảo chúng sẽ không bị lỏng lẻo. Nếu laptop bị trầy nhiều hoặc có thêm những vết móp, có thể trước đó đã bị va chạm làm ảnh hưởng đến linh kiện bên trong.
Hãy nhớ rằng khi bạn đang đi mua những loại laptop cũ thì việc kiểm tra tổng thể bên ngoài của laptop là điều quan trọng. Bước đầu tiên bạn hãy cầm laptop lên, rồi lắc thử xem các bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau hay không, có tiếng cọc cạch hay không.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra cả chốt pin đề phòng người dùng trước đó đã tháo lắp pin quá nhiều lần. Chú ý các cổng kết nối của laptop xem có bị mát hay bị biến dạng không.
2. Cấu hình
Bạn cần kiểm tra xem cấu hình laptop có đúng như người bán công bố không. Các thông số cơ bản như RAM, dung lượng ổ cứng, chip có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không. Có khá nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy, thông qua lệnh trên máy, sử dụng phần mềm,…
Xem thông tin cơ bản với lệnh DXDIAG
Lệnh “dxdiag” là một lệnh “cổ xưa” có từ các thể hệ windows cũ như Windows XP, Windows 7,…
Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.
Cách kiểm tra khi mua laptop cũ và các bước test laptop cũ
Xem cấu hình laptop bằng lệnh DXDIAG
DXDIAG sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về về phần cứng như RAM (Memory), CPU (Processor), Tên kiểu máy (System Model),… và các thông tin phụ khác.
3. Màn hình
Màn hình là thành phần cực kì quan trọng trên chiếc máy vì chúng ta sẽ thao tác với chúng mỗi ngày. Mua một chiếc màn hình tốt chính là đang nâng niu đôi mắt của chúng ta. Vậy nên hãy kiểm tra thật kỹ màn hình xem có điểm chết hay hở sáng không.
Bước đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào màn hình và xem có vết xước hay có vết nứt nào không. Nếu có vết xước nhẹ hay mờ thì không ảnh hưởng nhiều nên có thể bỏ qua, nhưng nếu chúng xuất hiện quá nhiều thì bạn cần xem xét lại xem có nên mua hay không. Tiếp theo đến bước quan trọng hơn, chính là test điểm chết.
Điểm chết được hiểu đơn giản chính là các đổm nhỏ hay vệt sáng bất thường có trên màn hình, việc xuất hiện của chúng gây khó chịu cho người dùng khi nhìn vào màn hình hiển thị. Không cần đến những dụng cụ test màn hình laptop phức tạp, bạn vẫn có thể thực hiện một vài cách đơn giản như sau:
– Cách 1: Đối với màn hình laptop Dell cũ thì bạn tắt máy sau đó bấm giữ phím “D” và nút nguồn cùng một lúc màn hình sẽ tự chạy các đơn sắc để bạn test màn hình.
– Cách 2: Tại màn hình chính thì bạn nhấn chuột phải, rồi chọn Personalize => Desktop Background
4. Bàn phím
Kiểm tra bàn phím thì cực kì dễ dàng nhưng cũng đừng quên mà bỏ qua vì sẽ rất khó chịu nếu một phím bị hỏng đấy.
Để kiểm tra bàn phím của máy tính, bạn hãy lần lượt nhập từng ký tự, nếu như có phím nào không nhận thì chứng tỏ nó đã bị hư hỏng. Ngoài ra, nếu thông tin máy tính có hỗ trợ đèn bàn phím thì bạn cũng nên kiểm tra bằng cách nhấn các tổ hợp sau đây:
Laptop Dell: Fn + F5
Laptop Acer: Fn+ F9
Laptop HP: Fn + F5
Laptop Asus: Fn + F7 (Một số mẫu laptop thì phím chức năng đèn nền bàn phím có thể là F3 hoặc F4).
5. Chuột và touchpad
Bạn nên kiểm tra xem chuột ngoài cũng như chuột cảm ứng của laptop. Khi dùng thử các bạn cần chú ý xem chuột có nhạy hay không, chuột có bị nhảy hoặc có hiện tượng di mãi mà chuột không chạy. Một số trường hợp khi bạn cắm sạc vào thì chuột ngoài hoặc chuột cảm ứng có hiện tượng bị giật loạn hoặc nhảy lung tung. Đây chính là nguyên nhân adapter không chuẩn thì bạn nên yêu cầu đổi adapter khác để kiểm tra lại.
6. Loa, micro và camera
Loa, micro và camera cũng là các bộ phận cần thiết trên laptop. Trước tiên, bạn hãy mở camera của laptop để xem ảnh chụp hay xem video có rõ nét, màu sắc chân thật hay không.
Tiếp theo, bạn cần mở một đoạn nhạc và tăng âm lượng từ nhỏ cho đến lớn, nếu loa không bị ngắt quãng hoặc bị rè thì bạn có thể an tâm. Cuối cùng, bạn hãy bật thêm chức năng ghi âm, gọi điện hoặc tìm kiếm bằng giọng nói để kiểm tra chất lượng của cả micro nhé!
7. Pin, Sạc
Lúc bắt đầu test máy thì bạn nên để ý xem pin trên máy còn bao nhiêu phần trăm. Và sau khi bạn test xong máy thì kiểm tra lại lần nữa xem máy còn bao nhiêu phần trăm và thời gian test là bao lâu. Nếu máy chỉ mất tầm 10 đến 20% cho 30 phút thì pin vẫn còn tốt nhé.
Sau khi đã kiểm tra pin xong, bạn cắm sạc vào để chắc chắn rằng bộ sạc laptop hoạt động tốt và cung cấp đủ điện để laptop hoạt động ổn định.
8. Cổng kết nối, hoạt động Wifi
Kiểm tra các cổng giao tiếp trên laptop chính là kiểm tra cổng nối USB hay bluetooth, wifi,… xem các cổng này có còn hoạt động bình thường hay không. Việc kiểm tra này cũng khá đơn giản.
Trước tiên, bạn cần nhập mật khẩu Wi-Fi vào laptop, lướt xem các trang mạng xã hội hoặc lướt xem video để kiểm tra khả năng kết nối của Wi-Fi của thiết bị. Sau đó, bạn nên cắm thử với các cổng kết nối được trang bị trên laptop để kiểm tra xem có cổng nào bị lỗi hay không nhé!
9. Ổ đĩa quang ( CD, DVD,…) và tản nhiệt
Một số mẫu laptop được trang bị cả ổ đĩa quang giúp bạn làm việc và học tập từ chính dữ liệu của đĩa CD hoặc DVD. Nếu laptop của bạn cũng có ổ đĩa thì hãy thử đặt một chiếc đĩa vào và kiểm tra xem chúng có còn hoạt động ổn định hay không nhé!
Ngoài ra, bạn nên chú ý kiểm tra hệ thống tản nhiệt của laptop để chắc chắn rằng laptop sẽ không bị các lỗi CPU quá nóng. Khi nhiệt độ của laptop quá cao thì dễ gây ra các lỗi khác như: bị treo, đơ hay giật hoặc tệ hơn máy bị tắt nguồn đột ngột. Do đó, khi mua laptop cũ bạn cần nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra hệ thống tản nhiệt hay keo tản nhiệt cũng như vệ sinh máy nha.