Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, chúng ta sẽ có nhiều cách hơn để chăm sóc gia đình. Đặc biệt trong chuyện giặt giũ hằng ngày, bên cạnh giặt ướt phổ biến, hiện nay chúng ta còn có thêm lựa chọn khác là giặt khô.
Vậy bạn có biết sự khách nhau giữa giặt khô và giặt ướt? Đâu là ưu nhược điểm của từng cách giặt tẩy? Hy vọng với những chia sẻ của bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn.
Giặt ướt là gì?
Giặt ướt là cách làm sạch quần áo nhờ vào sự kết hợp của nước và bột giặt hoặc các hóa chất giặt tẩy. Sau khi quần áo được làm sạch bằng máy giặt hoặc bằng tay thì sẽ được xả lại với nước và vắt khô. Phương pháp giặt này vô cùng quen thuộc và gần gũi với các chị em nội trợ.
Hoạt động của máy giặt ướt:
Quy trình giặt ướt của máy giặt được tóm tắt như sau: quần áo được cho vào lồng giặt phun nước để nở nhẹ và lấy đi những chất bẩn thông qua quá trình nhũ hóa, sau đó sẽ cho được bột giặt hoặc hóa chất tảy rửa, tiếp theo là được xả sạch bằng nước. Cuối cùng quần áo được xả thêm dung dịch làm mềm, thơm, chống nấm mốc, tĩnh điện và cân bằng lượng hóa chất dư thừa trên sợi vải. Các vết bẩn sẽ được “đánh bật” khỏi quần áo thông qua các tác động vật lý như xoáy lắc của máy giặt.
Ưu điểm:
Ưu điểm hàng đầu của cách giặt ướt là chi phí thấp, tiện lợi vì có thể sử dụng tại nhà và đặc biệt ít tốn nguyên liệu cũng như tiêu hao máy móc cho quá trình giặt.
Nhược điểm:
Quần áo có thể bị giãn hoặc quấn vào nhau về lâu dài sẽ giảm chất lượng vải, chương trình giặt không phù hợp hoặc máy móc không chính xác.
Một số quần áo có thể cần làm sạch trước bằng chất tẩy rửa đặc biệt.
Một số chất tẩy rửa có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra, việc tẩy rửa các vết bẩn trên quần áo thường phụ thuộc nhiều vào hóa chất giặt nên có thể gây bạc màu quần áo.
Khuyên dùng:
Cách giặt ướt bằng tay hay bằng máy đều không phù hợp với những chất liệu cao cấp như vest, trang phục nhiều họa tiết như đính đá hay thêu,…
Giặt khô là gì?
Giặt khô là một trong những cách giặt tẩy vết bẩn tiên tiến và hiện đại. Ngày nay, cách giặt này được sử dụng rất phổ biến trong những tiệm giặt là. Cách giặt tẩy này mang lại rất nhiều lợi ích cho một số loại vải nhất định. Cách giặt khô này sử dụng dung môi kết hợp với máy giặt khô, hóa chất giặt khô để làm sạch quần áo. Và quần áo sẽ được xả, vắt và sấy khô sau đó. Dung môi sau khi đi qua bộ phận lọc, để tách những chất bẩn sẽ được thu hồi lại thành dung môi sạch và có thể tái sử dụng.
Hoạt động của máy giặt khô:
Cách giặt khô thì chúng ta thường sử dụng hoàn toàn bằng máy móc và công nghệ, chính vì thế cách giặt khô có các nguyên lý hoạt động chung. Nguyên lý hoạt động của máy giặt khô đó là sử dụng hoàn toàn bằng nhiên liệu giặt là hóa chất giặt tẩy công nghiệp để đánh tan những vết bẩn và làm khô chúng nhanh chóng.
Ưu điểm:
Giặt khô là cách giặt khá mới mẻ đối với chúng ta đó là sử dụng hoàn toàn bằng hóa chất giặt công nghiệp để đánh bật những vết bẩn có trong các lớp vải hay các lớp quần áo da và dạ cho nên giúp quần áo không bị mất nếp quần áo và đảm bảo chất lượng.
Hơn nữa, cách giặt này còn giúp bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của quần áo, giúp đồ giặt tránh được một số nguy cơ có hại như bạc vải, phai màu… Bởi cách giặt khô không hề sử dụng đến nước hay các loại bột giặt thông thường. Thay vào đó là sử dụng hóa chất và các chất dung môi riêng biệt kết hợp cùng những lực va đập cơ học để làm sạch quần áo.
Đặc biệt giặt khô giúp đồ giặt ít bị nhăn hơn so với giặt ướt. Khả năng làm sạch những vết bẩn cao, đồng thời giữ được độ sáng bóng cho các loại vải da.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của cách giặt khô chính là nếu không xử lý sạch sẽ dung môi trên quần áo, đồ giặt thì sẽ rất có hại cho da. Và chi phí cho việc giặt khô thường cao hơn giặt ướt nhiều lần.
Các thiết bị giặt khô thường có thành phẩm cấu tạo, vận hành tương đối phức tạp. Giặt khô thường tốn nhiều nguyên liệu cho việc giặt hơn, đòi hỏi phải theo dõi sát sao trong khi giặt.
Khuyên dùng:
Giặt khô là cách giặt tẩy phù hợp với những vết bẩn như dầu mỡ, chất béo khá hiệu quả mà không làm bạc màu vải, mất nếp đồ như khi giặt ướt. Bên cạnh đó còn có một số trường hợp sau bạn có thể áp dụng cách giặt khô:
Những loại vải nhạy cảm với nước
Có một số chất liệu vải rất nhạy cảm với nước như vải lông, vải nhung, chất liệu da không thể chịu được điều kiện giặt máy ướt thông thường. Với những loại vải này bạn nên giặt khô để tránh làm hư hại vải.
Những quần áo có màu nhuộm đậm
Những loại quần áo có màu nhuộm đậm sẽ rất dễ phai màu sau những lần giặt ướt thông thường. Vì thế cách giặt này sẽ giúp giữ được màu, không làm phai màu nhuộm hoặc trong quá trình giặt không làm bám lên những trang phục khác. Trong dung môi giặt khô, các vải màu nhuộm lại khá bền màu nên giữ cho quần áo ít bị bạc.
Những quần áo có chất liệu vải dễ co rút
Một số loại vải chứa các sợi được làm từ sợi gốc động vật như tơ tằm, len hay lông có cấu trúc là dạng sợi sẽ dễ bị co rút khi giặt ướt, và nhăn hơn. Vì thế cách giặt khô là một giải pháp khá hiệu quả.
Như vậy bạn đã đã có thể phân biệt được cách giặt khô và giặt ướt. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm được biện pháp làm sạch quần áo phù hợp và tối ưu với nhu cầu sử dụng của gia đình mình để quần áo luôn được sạch sẽ thơm tho.
Đánh giá cá nhân
- Giặt khô9.0
- Giặt ướt8.5